KIẾN THỨC NUÔI DẬY CON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

›› Trang chủ
›› Mang thai
›› Chăm con
›› Dạy con
›› Gia đình
›› Giảm cân

Mang thaiBệnh thường gặp

Bị chuột rút khi mang thai

Bị chuột rút khi mang thai

Bị chuột rút khi mang thai có rất nhiều nguyên nhân tùy vào cơ địa của từng người. Tránh tình trạng bị chuột rút kéo dài thường xuyên sẽ rất dễ gây nguy hiểm cho bà bầu.
Nguyên nhân bị chuột rút khi mang thai
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị chuột rút khi mang thai, có thể là do trọng lượng cơ thể ngày càng tăng lên, gây áp lực nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân dẫn đến hiện tượng chuột rút (nhất là về đêm và càng đến cuối thai kì càng xảy ra thường xuyên hơn).

Ngoài ra, vào đầu thai kì, bà bầu hay bị ốm nghén, nôn ói và không ăn uống được khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng, mất nước, mất cân bằng điện giải,… dẫn đến chứng co cứng cơ.

Khi em bé lớn dần lên, tử cung của mẹ cũng phải giãn rộng ra để có đủ không gian cho con; điều này đồng nghĩa với các cơ, dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng, gây nên các cơn đau nhức, co rút ở vùng bụng,…

Một nguyên nhân phổ biến khác khiến bà bầu bị chuột rút là do thiếu canxi. Khi lượng canxi không được cung cấp đầy đủ khiến cơ bắp mẹ đau nhức, dễ căng cứng cơ, co rút,…

Bà bầu bị chuột rút không chỉ đau đớn, khó chịu mà còn ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, nhất là giấc ngủ khiến sức khỏe của cả mẹ và bé đều không được đảm bảo. Vì thế, ngay từ đầu thai kì, mẹ cần tìm hiểu thật kĩ về hiện tượng này để có cách chữa chuột rút khi mang thai nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Cách chữa chuột rút khi mang thai
Bổ sung canxi là cách chữa chuột rút khi mang thai không thể bỏ qua trong thực đơn thực đơn hàng ngày. Cách tốt nhất là mẹ nên chú ý bổ sung canxi từ trước và khi bắt đầu mang thai với các thực phẩm tốt cho bà bầu từ tự nhiên giàu canxi như sữa, hải sản, rau lá xanh,… Trong trường hợp bị thiếu canxi nặng, mẹ bầu sẽ được chỉ định tiêm bổ sung trực tiếp vào tĩnh mạch.

Nên để cơ thể, nhất là đôi chân được vận động, thư giãn thường xuyên, tránh tình trạng đứng hay ngồi 1 chỗ quá lâu khiến bà bầu bị chuột rút nặng nề hơn. Nếu làm việc văn phòng, mẹ hãy tranh thủ thời gian để đứng lên đi lại, ngồi với tư thế thoải mái, duỗi và vận động chân thường xuyên. Tuy nhiên, mẹ cũng nhớ không vận động mạnh, nhất là mang vác nặng sẽ khiến đôi chân càng bị “đè nặng” và hiện tượng chuột rút xảy ra trầm trọng hơn.

Massage chân nhẹ nhàng xoa bóp từ đùi đến bắp chân, các ngón chân, mắt cá,… để máu được lưu thông tốt hơn và các cơ được thư giãn.

Các tin khác

Xem tất cả bài viết thuộc mục: Bệnh thường gặp
Trang chủ     Giới thiệu     Chính sách bảo mật     Tuyên bố từ chối trách nhiệm

Copyright © 2016 Chametainang.com - Email: chametainang.com@gmail.com - Liên hệ QC. Mr. Hiền 0989343566
Chia sẻ kiến thức chăm sóc Mẹ & Bé - Chăm sóc nuôi dạy con phát triển toàn diện

khan qua tang | khan khach san | khan spa | May vest đẹp