KIẾN THỨC NUÔI DẬY CON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

›› Trang chủ
›› Mang thai
›› Chăm con
›› Dạy con
›› Gia đình
›› Giảm cân

Chăm conChăm sóc trẻ sơ sinh

Hướng dẫn mẹ chăm trẻ sơ sinh đúng cách

Hướng dẫn mẹ chăm trẻ sơ sinh đúng cách

Chăm sóc trẻ sơ sinh không phải là chuyện dễ và chưa bao giờ là chuyện dễ, đặc biệt là đối với chị em lần đầu làm mẹ. Nó đòi hỏi mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức “chuẩn” nhất để bé yêu có được sự chăm sóc tốt nhất. Hiểu được điều này, chúng tôi mong muốn chia sẻ bớt gánh nặng này với mẹ bằng việc “truyền” lại cho mẹ bộ bí k&iacut
Cách tắm cho trẻ sơ sinh
Tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
+ Mẹ nên lưu ý là không được để rốn của bé bị ướt.
+ Lót một các khăn dưới đáy chậu để trẻ không bị trượt ngã.
+ Pha nước: đổ nước nóng vào trước sau đó thêm nước lạnh.
+ Lấy một cái khăn sạch, nhúng nước, vắt khô, lau mặt bé từ trong ra ngoài. Sau đó dùng tăm bông làm sạch vành tai nhưng tuyệt đối không cho vào tai bé.
+ Xả lại khăn hoặc lấy cái khăn mới lần lượt lau từng bộ phận trên cơ thể trẻ, bắt đầu từ mặt, Tiếp tục, vòng tay ra sau lưng, nâng cằm vé lên và làm sạch vùng cổ.

Chú ý làm sạch những nếp gấp như khuỷu tay, kẽ ngón tay, chân. Lau từ đầu xuống chân và lau mông cuối cùng, lau từ trước ra sau để vi khuẩn không thể xâm nhập vào “vùng kín” của bé.

Bước cuối cùng trong quy trình tắm là gội đầu. Một số trẻ sẽ thấy sợ hãi với việc này, vì thế, mẹ cần phải cẩn thận và nhẹ nhàng. Bế ngửa bé để tránh nước, dầu gội rơi vào mắt. Dội một chút nước lên đầu bé rồi xoa một ít dầu gội lên và rửa sạch ngay.

Sau khi đảm bảo bé nhà bạn đã “thơm tho sạch sẽ”, mẹ hãy bế bé ra khỏi chậu tắm và dùng khăn lau khô cả người bé, nhất là chỗ những nêp gấp, tránh để nước đọng lại vì chúng có thể gây hăm. Đồng thời, tóc của trẻ còn rất ít nên mẹ không cần phải dùng máy sấy, hãy để chúng khô tự nhiên, bởi máy sấy cũng có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Lưu ý:
+ Chỉ nên tắm cho bé 2-3lần/tuần.
+ Nhiệt độ phòng tắm trong khoảng 27-28°C.
+ Không nên đặt bé vào chậu tắm khi nước đang chảy.
+ Dùng cổ tay hoặc mặt trong của khuỷu tay để kiểm tra nhiệt độ nước tắm cho bé.
+ Trẻ sơ sinh không cần phải tắm nhiều lần trong ngày

Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh
Rửa tay bằng xà phòng và sát trùng lại bằng cồn trước khi vệ sinh rốn cho bé
Nhẹ nhàng gỡ miếng gạc cũ ra. Dùng bông vô khuẩn thấm cồn 70 độ lau sạch từ chân lên cuống rốn và vùng da xung quanh rốn. Nếu sợ những sợi bông có thể vướng vào rốn bé thì mẹ có thể dùng miếng gạc sạch để “lau chùi”.

Tuyệt đối không bôi bất kỳ loại thuốc hay lá nào lên rốn bé trừ nhưng loại đã được bác sĩ chỉ định, điều này có thể sẽ làm nhiễm trùng khu vực này và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Cắt móng tay, móng chân
Không nên để móng tay, chân bé quá dài, bé sẽ tự cào xước da của mình. Tốt nhất mẹ nên cắt móng tay cho bé sau khi tắm, vì lúc này móng tay của bé đã mềm đi và dễ cắt hơn.

Đóng bỉm cho bé
Bước 1: Rửa sạch và lau khô tay trước khi thay tã cho bé. Chuẩn bị các đồ dùng cần thiết như: tã, khăn giấy, kem chống hăm,…

Bước 2: Thay tã bẩn ra, vừa thay vừa trò chuyện với bé để bé có sự chuẩn bị, không bị giật mình và quấy khóc.
+ Nhấc mông bé lên và kéo quần ra, mở sẵn cái tã mới để bên cạnh.
+ Nhẹ nhàng cầm lấy cổ chân bé, nhấc mông bé lên và đặt tã sạch dưới tã bẩn. Tiếp đó, mẹ tháo tã bẩn ra, tháo miếng dính ở hai bên và dán ngay vào tã giấy để tã không dính vào người bé.
+ Nếu mông bé dính phân hay nước tiểu thì mẹ có thể dùng ngay tã đó để lau sạch rồi gập đôi chiếc tã bẩn và đặt mặt sạch dưới mông bé.

Bước 3: Vệ sinh cho bé
+ Với bé gái: Mẹ có thể dùng khăn ướt không mùi để vệ sinh cho bé nếu bé không bị dị ứng, sau đó gấp miếng khăn lại, vừa đủ cầm, lau sạch phía trong các nếp gấp và lau theo hướng đi xuống. Vệ sinh cẩn thận “vùng kín” của bé, lau theo hướng từ âm đạo ra hậu môn, không lau rửa sâu bên trong. Lau khô lại bằng một miếng khăn mềm khác, sau đó thoa 1 lớp mỏng kem mỡ (loại kem chống kích ứng) xung quanh vùng kín và trên mông bé đế tránh cho trẻ sơ sinh bị hăm, nổi mẩn.

+ Với bé trai: Khi thay tã cho bé trai, bạn cần chú ý tới việc bé có thể “tè” và bắn vào người bạn bất cứ lúc nào, vì thế bạn nên dùng một miếng tã hoặc khăn mềm che chắn “vùng kín” của bé trong lúc thực hiện việc thay tã. Nếu bé trai mới được cắt bao quy đầu, bạn hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ vì bé cần được vệ sinh theo cách khác khi thay tã.

Bước 4: mặc tã mới cho bé
+ Sau khi đã lau sạch sẽ, mẹ nên để cho bé nude trong vòng vài phút.
+ Thoa một lớp kem chống hăm mỏng lên những vùng da dễ bị hăm như mông, các vùng da có nếp gấp…rồi đóng tã mới lại cho bé. Với bé trai, mẹ nên để xuôi “cậu bé” của bé xuống để tránh bé tiểu bắn lên trên.
+ Kéo miếng dán ở hai bên tã rồi dính lại vừa ôm người bé, không quá chật cũng không quá lỏng.
+ Ở những trẻ mới sinh, mẹ nên bẻ 1 phần lưng tã xuổng để không che cuống rốn, giúp rốn khô ráo hoặc bạn có thể dùng tã dành riêng cho trẻ sơ sinh. Sau khi trẻ sinh được 2 tuần, bạn có thể kéo tã lên trên rốn của trẻ.
+ Sau khi đã mặc tã cho bé xong, bạn mặc quần áo cho bé và rửa tay thật sạch.

Các tin khác

Xem tất cả bài viết thuộc mục: Chăm sóc trẻ sơ sinh
Trang chủ     Giới thiệu     Chính sách bảo mật     Tuyên bố từ chối trách nhiệm

Copyright © 2016 Chametainang.com - Email: chametainang.com@gmail.com - Liên hệ QC. Mr. Hiền 0989343566
Chia sẻ kiến thức chăm sóc Mẹ & Bé - Chăm sóc nuôi dạy con phát triển toàn diện

khan qua tang | khan khach san | khan spa | May vest đẹp