KIẾN THỨC NUÔI DẬY CON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

›› Trang chủ
›› Mang thai
›› Chăm con
›› Dạy con
›› Gia đình
›› Giảm cân

Dạy conDạy con nên người

Giúp con tự giác học

Giúp con tự giác học

Trong khi nhiều bậc cha mẹ tối nào cũng giám sát con học bài mà đôi khi vẫn phải "đầu hàng" thì có phụ huynh lại thảnh thơi nghỉ ngơi, xem phim còn con vẫn tự giác ngồi vào bàn học.
Trong một buổi trò chuyện giữa những vị phụ huynh, phần lớn mọi người đều chia sẻ rằng có một công việc chiếm rất nhiều thời gian và khiến họ mệt mỏi, đó là kèm con học bài ở nhà. Trong đó, có 3 vị phụ huynh cho rằng phải giám sát kĩ càng lúc con học, chỉ có 1 vị không đồng tình.

Người thứ nhất nói: “Mọi người biết đấy, cô giáo lúc nào cũng giao cho các con rất nhiều bài tập, không giám sát không được”.

Người thứ 2 chia sẻ: “Chúng ta phải giúp con làm bài tập, phụ huynh nào cũng vậy, đến cả giáo viên cũng cho rằng phụ huynh cần giúp con hoàn thành bài tập về nhà cho tốt”.

Người thứ 3 cho biết: “Trẻ con bây giờ không giống chúng ta ngày xưa, cứ phải quan sát liên tục mới được”.

Riêng chỉ có vị phụ huynh thứ 4 ngồi yên lặng nghe, rồi cười nói: “Nhưng tôi vẫn không giám sát chúng”. Chị chia sẻ, con trai chị sau khi lên lớp 3 đã có thể tự làm bài tập của mình: “Bé nhà tôi luôn tự giác làm bài tập về nhà, không cần bố mẹ giám sát”.
 

Đa số các bậc phụ huynh đều thấy mệt mỏi khi phải kèm con học bài hàng ngày.
 
3 vị phụ huynh còn lại vẫn khá hoài nghi, họ không tin rằng đứa trẻ có thể tự giác làm bài tập mà bố mẹ không cần để mắt đến. Người mẹ này khẳng định cả 2 bé trai nhà mình đều có thói quen tự giác học tập như vậy sau khi lên lớp 3.

Chị mỉm cười nói: “Bọn trẻ tự làm bài tập, tôi có thể tranh thủ lúc đó nấu cơm, dọn nhà, còn có thời gian xem phim và mua sắm online nữa”. Điều này khiến cho các vị phụ huynh khác vô cùng ngưỡng mộ, nhưng làm thế nào thì con mới tự giác được như vậy?

Người mẹ này chia sẻ: Khi con học lớp 1, tôi cũng học bài cùng con. Không đơn thuần chỉ là dạy con làm bài tập mà còn là dạy con nhiều kiến thức. Kiến thức không phải là để đối phó với bài tập ở trường mà để con có thể cảm nhận được mình đã học những gì.

Dạy con kiến thức, còn phải dạy cả “tâm thế” học bài. Tức là con học bài không phải để đối phó mà để góp nhặt hiểu biết cho bản thân. Thêm vào đó, tạo cho con có “cảm hứng” trong học tập. Làm thế nào để đối với con, học không phải là bắt ép mà sẽ vui vẻ, thoải mái như chơi một trò chơi thôi.

Cuối cùng, điều quan trọng nhất là dạy con cách tự tạo hứng thú trong học tập: “Bố mẹ không thể cả đời này ở sát bên dạy con kiến thức, tạo cho con tâm thế hay hứng thú học được. Nên điều quan trọng nhất là dạy con tự tạo hứng thú cho bản thân mình”.

Lúc này, 3 vị phụ huynh còn lại mới ngỡ ra: Dạy con, cách tốt nhất là “không dạy”.
 
Dạy con, cách tốt nhất là “không dạy”.
 
Chị tiếp lời: “Đứa trẻ đang quen với việc vui chơi đột nhiên vào lớp 1 có bài tập về nhà, bố mẹ chắc chắn sẽ ra tay giúp con, chúng ta còn lên cả mạng xã hội để thảo luận những việc như vậy. Khi lên lớp 2, bài tập của con sẽ khó và nhiều hơn, bố mẹ vẫn phải giúp. Rồi khi lên lớp 3, việc học nặng hơn nữa, bố mẹ lại phải giúp nhiều hơn. Cứ thế con lên lớp 4, 5,6… bài tập cũng tăng lên 10 có thể 50 lần. Lúc này, bố mẹ mới nhận ra “mình sai ở đâu?”.

Phần lớn các bậc phụ huynh công việc đã rất bận rộn, kèm con học càng khiến họ thêm kiệt sức. Mệt mỏi đến một mức độ nào đó sẽ khiến họ “bùng phát” và từ bỏ tất cả.

Thế nhưng lại có những bậc cha mẹ, không cần kèm con học mà vẫn thấy hài lòng. Đợi đến khi con lên lớp 3, 4,5… thì hoàn toàn tự giác học tập. Khi con lên trung học thì bố mẹ có thể yên tâm để con tự do học tập trong chính động lực mà con tạo ra. Vì thế, khi con vẫn còn đang học Tiểu học, không nên quá chú trọng kết quả học tập của con. Thậm chí việc con có hoàn thành bài tập ngày hôm đó hay không cũng không quan trọng.

Điều quan trọng là xem xét thái độ của con đối với bài tập đó: Con có muốn làm nó hay không? Con sẽ tự giác làm nó chứ? Việc này phải xem bố mẹ có áp dụng được phương pháp “không dạy mà như dạy” với con hay không. 

Hiện thực cho thấy, những người thành công sau này đều có tuổi thơ “bố mẹ không dạy”.

Các tin khác

Xem tất cả bài viết thuộc mục: Dạy con nên người
Trang chủ     Giới thiệu     Chính sách bảo mật     Tuyên bố từ chối trách nhiệm

Copyright © 2016 Chametainang.com - Email: chametainang.com@gmail.com - Liên hệ QC. Mr. Hiền 0989343566
Chia sẻ kiến thức chăm sóc Mẹ & Bé - Chăm sóc nuôi dạy con phát triển toàn diện

khan qua tang | khan khach san | khan spa | May vest đẹp