KIẾN THỨC NUÔI DẬY CON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

›› Trang chủ
›› Mang thai
›› Chăm con
›› Dạy con
›› Gia đình
›› Giảm cân

Dạy conDạy con nên người

Cách dạy con mạnh mẽ vượt qua nỗi sợ hãi

Cách dạy con mạnh mẽ vượt qua nỗi sợ hãi

Nếu con trẻ luôn có hiện tượng sợ hãi, hãy tìm cách giúp bé vượt qua nỗi sợ này bằng những việc làm dưới đây.
Cách dạy con mạnh mẽ vượt qua nỗi sợ hãi
Không bắt ép trẻ phải đối diện với sự sợ hãi khi trẻ chưa chuẩn bị sẵn sàng.

Để bé tự làm quen với tình huống khiến trẻ lo lắng chậm rãi và từ từ. Nên khen ngợi trẻ khi trẻ có thể làm những việc mà bé từng sợ.

Tôn trọng và chia sẽ cảm giác sợ hãi của bé, nhất định không đem nó ra dọa nạt hay cười đùa.

Lường trước được những điều làm bé sợ có thể xảy ra và giúp bé chuẩn bị tiếp nhận.

Nên kể cho bé câu chuyện để chứng tỏ nỗi sợ của bé không có gì là to tát hay không có thật và trẻ có thể vượt qua được.

Giúp bé cảm thấy an toàn hơn bằng cách nắm chặt tay bé, ôm bé vào lòng, miễn là làm sao cho bé cảm giác gần gũi.

Cha mẹ cố gắng giữ bình tĩnh trong mọi tình huống, sự giận giữ của người lớn hay hoảng loạn của ba mẹ có thể tác động trực tiếp đến trẻ.

Hạn chế việc cho trẻ tiếp xúc với truyền hình, phim ảnh, trò chơi bạo lực.

Cách tập cho con có lòng dũng cảm
Đa số những nỗi sợ hãi ở trẻ em là do đặc điểm lứa tuổi và dần dần sẽ qua đi cùng sự lớn lên của trẻ. Nhưng những nỗi sợ này có lưu lại lâu dài hay không, có trở thành nỗi ám ảnh bệnh hoạn ở trẻ hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào sự dạy dỗ của cha mẹ.

Các chuyên gia tâm lý trẻ em đưa ra rất nhiều phương pháp để giúp trẻ thoát khỏi sự sợ hãi một cách có hiệu quả và đơn giản nhất:
Vẽ nỗi sợ hãi:
Là cách khơi gợi cho trẻ vẽ ra những gì mình sợ, ví dụ như: sợ nước, sợ chó cắn, sợ ma, hay sợ sấm chớp, v.v...

Trước mỗi buổi vẽ nên để trẻ vui chơi thoải mái, và mỗi buổi vẽ chỉ nên kéo dài 30 phút. Sau đó, bạn chủ động chuyển sang nói chuyện với trẻ với mục đích là xác định xem trẻ đang sợ cái gì. Thực hiện những câu hỏi đó bằng các trò chơi và hỏi “Con sợ hay không sợ...” và chờ đợi câu trả lời.

Nếu bé phủ nhận tất cả, hãy đề nghị trẻ không chỉ trả lời câu hỏi bằng “có” hoặc “không” mà phải đầy đủ “Con không sợ bóng tối”. Sau đó khuyến khích trẻ vẽ ra cái đầu tiên làm trẻ sợ và vẽ bằng bút chì màu. Sau khi vẽ xong, hãy tặng thưởng cho trẻ bằng đồ chơi hoặc cái gì đó để cho trẻ thấy rằng, chúng đã vượt qua được nỗi sợ hãi bằng cách đối mặt với nó. Rồi từ đó, đề nghị trẻ tiêu diệt nỗi sợ bằng cách đốt hay xé hình vẽ đi. Bằng cách đó, có thể giúp trẻ loại bỏ những nỗi sợ hãy vô hình hoặc có thực nhưng đã xảy ra từ rất lâu rồi.

Chơi trò chơi
Trò chơi trốn tìm giúp bé khắc phục nỗi sợ bóng tối, sợ đơn độc, sợ không gian kín rất hiệu quả. Trước khi chơi, bạn quy định những nơi không được trốn vào. Sau đó tắt đèn đi, chỉ để lại đèn ngủ. Người dẫn đi quanh phòng và dọa người đang trốn. Tốt nhất là để trẻ trở thành người dẫn trò chơi, điều đó giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi và tính thiếu kiên quyết. Hoặc cũng có thể đạt được kết quả tốt khi bạn là người dẫn trò chơi và chịu đầu hàng vì không thể tìm ra trẻ đang trốn ở đâu.

Vào vai những nhân vật cổ tích
Đóng kịch giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi đã lưu lại trong thời gian dài. Có thể để trẻ đóng cả vai chính diện lẫn phản diện như người hùng hoặc bà phù thủy. Như thế, sau đó trẻ sẽ không còn sợ phù thủy nữa. Có lúc nên thay đổi kịch bản bằng cách biến những người xấu thành người tốt như: biến bà phù thủy thành người tốt, con cáo giúp cậu bé đi lạc ra khỏi rừng, v.v...

Lưu ý: nếu trẻ thấy vui vẻ và hứng thú với trò chơi thì bạn mới nên tiếp tục. Khi trẻ có dấu hiệu không bằng lòng thì nên dừng ngay, tránh bắt buộc.

Các tin khác

Xem tất cả bài viết thuộc mục: Dạy con nên người
Trang chủ     Giới thiệu     Chính sách bảo mật     Tuyên bố từ chối trách nhiệm

Copyright © 2016 Chametainang.com - Email: chametainang.com@gmail.com - Liên hệ QC. Mr. Hiền 0989343566
Chia sẻ kiến thức chăm sóc Mẹ & Bé - Chăm sóc nuôi dạy con phát triển toàn diện

khan qua tang | khan khach san | khan spa | May vest đẹp