KIẾN THỨC NUÔI DẬY CON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

›› Trang chủ
›› Mang thai
›› Chăm con
›› Dạy con
›› Gia đình
›› Giảm cân

Chăm conDinh dưỡng cho con

Vì sao trẻ ăn nhiều vẫn không tăng cân

Bé không ăn cân bằng các nhóm chất, mắc bệnh đường ruột, gan mật, dị ứng thực phẩm, sẽ khó tăng cân dù tiêu thụ nhiều thực phẩm
Chuyên viên dinh dưỡng Đỗ Thị Lan, khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết trẻ cần cung cấp chất dinh dưỡng bằng cách ăn đủ bữa, đủ 4 nhóm thực phẩm, để phát triển toàn diện thể chất, trí tuệ. Trẻ ăn nhiều nhưng không đạt cân nặng khuyến nghị theo độ tuổi có thể do các nguyên nhân dưới đây.

Vấn đề sức khỏe
Trẻ sinh non thường nhẹ cân vì tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với các bạn sinh đủ tháng. Tình trạng không dung nạp thức ăn phổ biến ở trẻ sinh non vì dạ dày nhỏ, nhu động dạ dày và ruột không đầy đủ. Nhiều trẻ gặp khó khăn khi tự bú mẹ nên ăn không đủ lượng so với nhu cầu, dẫn đến hấp thu dinh dưỡng kém.

Trẻ mắc bệnh đường ruột, gan mật, trào ngược dạ dày thực quản, tiêu chảy mạn tính... thường không dung nạp thức ăn, dẫn tới không hấp thu đủ năng lượng, dinh dưỡng để tăng cân. Các bé mắc bệnh nội tiết như suy giáp, lùn tuyến yên, bệnh di truyền... cũng hấp thu dinh dưỡng kém hơn. Nhu cầu dinh dưỡng ở những trẻ mắc bệnh nhiễm trùng, bệnh tim, phổi, nội tiết cao hơn nhưng lượng nạp vào không đủ cũng khiến bé tăng cân chậm.

Trẻ thường xuyên bị ốm thường ăn ít, thậm chí bỏ ăn gây giảm cân nhanh, sau đó ăn lại chỉ tăng được số cân nặng ban đầu. Bên cạnh đó, nhiễm giun, sán cũng khiến bé khó tăng cân dù ăn nhiều. Những bé bị dị ứng thực phẩm gặp khó khăn khi cần nạp đủ năng lượng, tăng nguy cơ thiếu cân.

Ăn không đủ chất, đủ bữa
Kích thước dạ dày tăng lên theo độ tuổi nên bé cần được ăn đủ lượng cần thiết mỗi ngày. Ví dụ trẻ 6-8 tháng tuổi nên ăn bổ sung hai bữa mỗi ngày, mỗi bữa 100-150 ml sữa; trẻ 9-11 tháng tuổi ăn thêm ba bữa mỗi ngày, mỗi bữa 200 ml sữa; trẻ 12-24 tháng tuổi ăn thêm ba bữa mỗi ngày, mỗi bữa 250 ml. Với trẻ ăn dặm, bữa ăn chính thường là bột, cháo, súp nấu từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều, tăng dần độ thô và phải đầy đủ 4 nhóm chất (chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất).

Lý do phổ biến khiến bé thiếu cân là do ăn uống không đủ chất. Theo khuyến nghị, trẻ nên ăn 15-20 loại thực phẩm khác nhau mỗi ngày. Thực tế, nhiều người thường cho con ăn theo sở thích, khẩu vị, không chú ý đến đa dạng món ăn. Ngay cả khi ăn nhiều về số lượng nhưng không đảm bảo về chất lượng, bé vẫn thiếu dưỡng chất, phổ biến nhất là bữa ăn bổ sung thường thiếu dầu mỡ, làm năng lượng thiếu hụt. Cha mẹ có thể thêm một ít dầu ô liu khi chế biến món ăn cho bé.

Nhiều người thấy con gầy nên ép ăn liên tục nhưng không tốt cho hệ tiêu hóa. Trẻ dễ sụt cân nếu không tiêu hóa hết thức ăn dẫn đến khó tiêu, đầy bụng...

Ăn nhiều đạm
Nhiều cha mẹ muốn con nhanh tăng cân nên cho bé ăn nhiều thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, tôm, trứng, sữa... Ăn quá nhiều đạm khiến trẻ không đủ men tiêu hóa để hấp thụ hết, gây đầy bụng, tiêu chảy, táo bón, rối loạn tiêu hóa dẫn đến sụt cân.

Chuyên viên dinh dưỡng Lan cho biết trẻ cần tăng cân phải có chế độ dinh dưỡng cân bằng. Chất bột đường, chất béo, chất đạm chỉ nên chiếm 13-20% năng lượng khẩu phần hàng ngày. Ăn nhiều nhóm chất đạm tăng gánh nặng cho thận.

Phụ huynh không nên cho trẻ ăn vặt quá nhiều, sắp xếp thời gian khoa học cho bữa ăn chính và ăn nhẹ để hấp thụ dinh dưỡng tốt. Trẻ uống nước trái cây hoặc đồ uống có đường trước khi ăn khiến nhanh no, không ăn được nhiều, dẫn đến thiếu chất béo và protein.

Bên cạnh lựa chọn đồ ăn lành mạnh, trẻ nên ăn tại bàn và tập trung thưởng thức món ăn thay vì ngồi trước màn hình tivi, điện thoại hoặc máy tính.

Các tin khác

Xem tất cả bài viết thuộc mục: Dinh dưỡng cho con
Trang chủ     Giới thiệu     Chính sách bảo mật     Tuyên bố từ chối trách nhiệm

Copyright © 2016 Chametainang.com - Email: chametainang.com@gmail.com - Liên hệ QC. Mr. Hiền 0989343566
Chia sẻ kiến thức chăm sóc Mẹ & Bé - Chăm sóc nuôi dạy con phát triển toàn diện

khan qua tang | khan khach san | khan spa | May vest đẹp