KIẾN THỨC NUÔI DẬY CON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

›› Trang chủ
›› Mang thai
›› Chăm con
›› Dạy con
›› Gia đình
›› Giảm cân

Mang thaiThai kỳ

Chia sẻ cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cho chị em

Chia sẻ cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu cho chị em

"Mẹ có khỏe thì con mới khỏe" câu nói không bao giờ sai. Để có một em bé khỏe mạnh và thông minh thì việc chăm sóc cho bà bầu được coi là vấn đê hết sức quan trọng.
Không chỉ đơn thuần là một chế độ ăn uống mà việc nghỉ ngơi và tập luyện phù hợp cộng với khám thai định kì là điều mẹ bầu và người thân nào cũng cần chú ý. Dưới đây là cách chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu tốt nhất và khoa học nhất cho cả mẹ và bé khỏe mạnh.

1. Chăm sóc bà bầu tháng thứ nhất (từ tuần 1 đến tuần thứ 4)
Mang thai tháng thứ nhất được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối trở về sau 4 tuần. Thông thường, đến cuối tháng này, trứng được thụ tinh và đã làm tổ, thai nhi đã "an cư" trong bụng mẹ được 2 tuần tuy nhiên trong giai đoạn này, thai phụ không có cảm giác gì đặc biệt, thường vẫn chưa biết được mình đã mang thai.

Bắt đầu từ khi biết mình có thai từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối trở vè sau 4 tuần. Lúc này thai nhi đã an toàn trong nơi ở mới. Tuy nhiên giai đoạn đầu này mẹ bầu vẫn chưa có cảm giác gì đặc biệt. Nhiều trường hợp còn không biết mình có thai ở giai đoạn đầu.

Khoảng từ tuần thứ 2 trở đi các triệu chứng nôn và mệt mỏi chán ăn mới thực sự làm phiền bạn. Hãy xắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý nhiều hơn. Có thể ăn một số loại bánh giòn để giúp làm giảm đi triệu chứng buồn nôn. 

Chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu này đề cao vai trò của người chồng. Lúc này các ông chồng cần quan tâm đến vợ nhiều hơn, giúp vợ giảm bớt áp lực tâm lý, cần phải làm rất nhiều việc và dành nhiều thời gian ở bên vợ hơn. Nên cố gắng dành thời gian để đưa vợ đi khám thai theo định kỳ, một mặt là có thể chăm sóc cho vợ, mặt khác là để cho vợ cảm thấy ấm áp, vui vẻ. Trong thời kỳ này không được quan hệ tình dục, người chồng cần phải hiểu điều này.

Thai phụ nên tránh tia phóng xạ, không nên chụp X-quang bụng và ngực và tránh một số thức ăn có thể dẫn đến sẩy thai như lô hội, cua, ba ba, hạt bo bo, cỏ sống đời,…và không nên tắm nước quá nóng (hơn 40oC).

2. Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu- Tháng thứ 2 trong thai kì (từ tuần 5 - tuần 8)
Bắt đầu sang tháng thứ 2 những dấu hiệu như tăng nhịp thở, cảm giác đầy hơi và mệt lả và tình trạng nôn ói mửa cũng vẫn làm phiền bạn.

Sự phát triển của thay nhi và tử cung khiến cho phần bàng quang bị chèn ép khiến cho chị em đi tiểu nhiều hơn thường lệ. Bạn sẽ phải ghé thăm nhà vệ sinh thường xuyên hơn trước. Không chỉ mệt mỏi về thể chất mà những dấu hiệu tâm lý trở nên xấu đi cũng khiến cho chị em cảm thấy mệt mỏi. Những cảm giác lo âu, bồn chồn và thay đổi tính tình thất thường cũng diễn ra thường xuyên hơn. 

Lúc này chính người chồng là người có trách nhiệm động viên và chiều chuộng các chị em. Thường xuyên tâm sự với vợ, an ủi động viên để vợ vượt qua giai đoạn đầu khó khăn này. 

Tháng này, nguy cơ sẩy thai vẫn còn khá cao. Vì vậy, tốt nhất hãy nói không với việc quan hệ tình dục. Nên có chế độ ngủ nghỉ ngơi hợp lý và duy trì giấc ngủ đúng và đủ giờ giấc. Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng hợp lý thì chị em nên uống vitamin tổng hợp cho bà bầu nếu như cơ thể khó hấp thụ qua đường ăn uống. 

Không nên tắm quá lâu trong bồn tắm, thay vào đó chị em nên tắm dưới vòi hoa sen để tránh nhiễm khuẩn âm đạo. Không nên tiếp xúc với động vật và phân của chúng để tránh mắc bệnh truyền nhiễm gây hại cho cơ thể.

3. Cách chăm sóc bà bầu tháng thứ 3 (từ tuần 9 đến tuần thứ 12)
Trong tháng thứ 3 này vẫn là thời kì dễ bị sẩy thai, vì sự kết hợp giữa lông tơ và nội mạc tử cung vẫn chưa hoàn chỉnh. Vì vậy, phải cẩn thận khi làm bất cứ chuyện gì.

Bước sang giai đoạn tháng thứ 3 này nguy cơ sảy thai của chị em vẫn còn cao. Bé đã phát triển hơn trước nhiều. Thai nhi lúc này đã to bằng nắm tay. Cơ thể chị em vẫn có những biến đổi nhất định như đầu vú có cảm giác căng hơn bình thường. Màu của âm đạo trở nên sẫm hơn. Các cảm giác nôn ói của thai phụ đạt đến cao trào. Không chỉ bên trong mà bên ngoài của chị em cũng thay đổi hẳn. Da sẽ không còn được tươi sáng mà trở nên sẫm hơn. Mắt của bạn sẽ xuất hiện những đốm nâu. 

Trong giai đoạn này chị em nên vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ. Tuy nhiên tránh đánh và chải răng quá mạnh sẽ khiến cho lợi bị tổn thương. Khi đi tiểu hãy chú ý tư thế để nước tiểu không bị đọng lại gây viêm nhiễm và tránh được tình trạng tiểu lắt nhắt. Trong giai đoạn này chị em nên uống nhiều nước để nước tiểu loãng hơn không gây viêm nhiễm. Nên mặc những loại quần áo rộng rãi và thoải mái. 

Lúc này người chồng nên hiểu tâm lý và chiều người vợ hơn. Nên chăm sóc vợ kĩ hơn bằng việc làm việc nhà giúp đỡ vk. Nên gánh phần việc nặng hơn như khiêng vác, di chuyển vật nặng vv. Để cho vợ giữ được tâm trạng vui vẻ, các công chồng nên thường xuyên massage cho vợ cũng như nhắc nhở vợ tập thành thói quen ăn uống và sinh hoạt tốt.
 
Có thể nói giai đoạn mang thai 3 tháng đầu là bước quan trọng và cũng là giai đoạn thai nhi cần được bảo vệ một cách cẩn thận để tránh bị xảy thai. Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu với những chú ý về chế độ sinh hoạt cũng như dinh dưỡng hợp lý đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ giúp chị em vượt qua được 3 tháng đầu này một cách nhẹ nhàng và khỏe mạnh. 

Chúc các mẹ bầu luôn mạnh khỏe!

Các tin khác

Xem tất cả bài viết thuộc mục: Thai kỳ
Trang chủ     Giới thiệu     Chính sách bảo mật     Tuyên bố từ chối trách nhiệm

Copyright © 2016 Chametainang.com - Email: chametainang.com@gmail.com - Liên hệ QC. Mr. Hiền 0989343566
Chia sẻ kiến thức chăm sóc Mẹ & Bé - Chăm sóc nuôi dạy con phát triển toàn diện

khan qua tang | khan khach san | khan spa | May vest đẹp