KIẾN THỨC NUÔI DẬY CON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

›› Trang chủ
›› Mang thai
›› Chăm con
›› Dạy con
›› Gia đình
›› Giảm cân

Mang thaiThai kỳ

Thay đổi đáng ngạc nhiên của cơ thể mẹ bầu trong tháng thứ 9 thai kỳ

Thay đổi đáng ngạc nhiên của cơ thể mẹ bầu trong tháng thứ 9 thai kỳ

Hãy cùng xem đó là những thay đổi như thế nào ở bài viết dưới đây mẹ nhé! Trái hẳn với sự phát triển của thai nhi, trong khi bé trong bụng mẹ cân nặng có thể tăng lên thêm vài chục gram thì cân nặng của mẹ lại diễn ra chậm, thậm chí là bị sút cân nhẹ.
Nguyên nhân có thể là do tâm lý mẹ lo lắng, bồn chồn chờ đợi tới ngày lâm bồn sắp tới và sụt cân nhẹ cũng có thể có liên quan đến dấu hiệu của thiếu nước ối. Khả năng tái tạo nước ối giảm, đi tiểu rắt làm cho lượng nước ối trong cơ thể mẹ tạm thời bị sụt giảm.
 

 
Bước sang tháng thứ 9, điều mẹ có thể dễ nhận thấy đó là sự “nghịch phá” của bé đã bớt đi, bé không đạp vào bụng mẹ nhiều như những tháng trước đó. Nhưng yên tâm mẹ nhé, điều này không có nghĩa là bé của mẹ yếu đi đâu đâu, đó là do bé lúc này đã lớn chiếm phần lớn tử cung nên không gian cho bé “quậy phá” không còn nhiều. Mẹ có thể dễ dàng cảm nhận được những cú đá mạnh của bé ở bụng và xương sườn.

Do sự thay đổi của hormone trong thời kỳ mang thai nên các dây chằng cơ thể sẽ bị yếu đi. Chính vì vậy mà mẹ sẽ cảm thấy đầu gối, khủy tay yếu hơn, nhất là khi mẹ phải di chuyển nhiều hoặc xách đồ. Mẹ cũng phải đối mặt với sự quay lại của chứng khó thở, thở ngắn. Ngoài ra, dưới sức ép của thai nhi lên bàng quang thì chứng tiểu rắt cũng sẽ gia tăng. 

Khi bé lọt xuống phía dưới xương chậu mẹ bầu sẽ cảm thấy những cơn đau nhói ở xương sống hoặc áp lực ở xương chậu, khiến mẹ di chuyển khó khăn hơn. Bước sang tháng thứ 9, những cơ đau ở vùng xương chậu gia tăng lên do lúc này dây chằng bị kéo căng để chuẩn bị cho cơn chuyển dạ.
Để có thể làm dịu đi những cơn đau này mẹ hãy thay đổi vị trí thường xuyên và nên luyện tập những bài thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày. Mẹ nên trao đổi với bác sĩ trong trường hợp mẹ thấy không thể đi bộ hay luyện tập.

Lúc này khi thai nhi đã lớn, mẹ cũng gặp khó khăn hơn trong giấc ngủ. Mẹ có thể nằm nghiêng về bên trái, sử dụng gối mỏng kê ở dưới bụng bầu như thế mẹ sẽ dễ ngủ hơn. Mẹ cũng nên ngủ giấc ngủ trưa ngắn điều này sẽ giúp mẹ cảm thấy khỏe khoắn hơn rất nhiều.

Một số điều mẹ cần chú ý tránh trong thời gian này:

Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi mẹ bầu có quan hệ tình dục sau tuần 36 sẽ gây ra nguy cơ chuyển dạ sớm hơn gấp 2 -5 lần so với những mẹ bầu không có quan hệ vào thời điểm này.

Mẹ cũng nên chú ý khi di chuyển đi lại bằng phương tiện đi lại hai bánh vì lúc này bụng mẹ đã to, mẹ dễ mất khả năng giữ thăng bằng khi đi xe. Do đó mà nguy cơ bị ngã xe là rất cao nên tốt nhất mẹ nên cẩn thận khi di chuyển  bằng những phương tiện này.

Các tin khác

Xem tất cả bài viết thuộc mục: Thai kỳ
Trang chủ     Giới thiệu     Chính sách bảo mật     Tuyên bố từ chối trách nhiệm

Copyright © 2016 Chametainang.com - Email: chametainang.com@gmail.com - Liên hệ QC. Mr. Hiền 0989343566
Chia sẻ kiến thức chăm sóc Mẹ & Bé - Chăm sóc nuôi dạy con phát triển toàn diện

khan qua tang | khan khach san | khan spa | May vest đẹp