KIẾN THỨC NUÔI DẬY CON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

›› Trang chủ
›› Mang thai
›› Chăm con
›› Dạy con
›› Gia đình
›› Giảm cân

Chăm conChăm con đúng cách

Vai trò của vitamin D đối với sự phát triển của trẻ

Vai trò của vitamin D đối với sự phát triển của trẻ

Còi xương là một bệnh có thể phòng tránh đơn giản và ít tốn kém, vì nước ta quanh năm đều có ánh nắng mặt trời. Các bậc cha mẹ cần tìm hiểu và bổ xung vitamin D đúng cách để góp phần làm giảm tỷ lệ còi xương ở trẻ em.
Theo thống kê tại Viện dinh dưỡng, năm 2003 – 2004, có khoảng 30% trẻ đến khám bị còi xương, đến 2009 – 2010 tỷ  lệ này đã lên tới gần 60%. Bệnh còi xương thường hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.

Còi xương là một bệnh có thể phòng tránh đơn giản và ít tốn kém, vì nước ta quanh năm đều có ánh nắng mặt trời. Các bậc cha mẹ cần tìm hiểu và bổ sung vitamin D đúng cách để góp phần làm giảm tỷ lệ còi xương ở trẻ em.

1. Còi xương là gì?
Còi xương là bệnh loạn dưỡng xương do thiếu vitamin D hoặc do rối loạn chuyển hoá vitamin D trong cơ thể. Đây là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 1 tuổi.

2. Vitamin D là gì?
Vitamin D là một nhóm các chất tan trong chất béo.Trong nhóm vitamin D, vitamin D2 và D3 là quan trọng nhất. Vitamin D3 được tổng hợp ở các tế bào da nhờ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và việc này cung cấp phần lớn lượng D3 cho cơ thể.

3. Vai trò của Vitamin D?
Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo xương nhờ tác dụng chuyển hoá các chất vô cơ, chủ yếu là canxi và photpho. Vitamin D làm tăng hấp thu canxi và photpho ở ruột, tăng tái hấp thu canxi ở thận, tham gia vào quá trình canxi hoá sụn tăng trưởng. Do đó vai trò của nó rất quan trọng trong sự phát triển bình thường hệ xương ở trẻ em.

Ngoài ra, vitamin D còn có vai trò điều hoà nồng độ canxi trong máu luôn hằng định. Khi thiếu vitamin D, ruột không hấp thu đủ canxi và photpho, làm canxi máu giảm, khi đó canxi bị huy động từ xương ra để ổn định nồng độ canxi máu, nên gây hậu quả còi xương ở trẻ em, làm trẻ chậm lớn, chậm biết đi, chân vòng kiềng…

4. Làm sao biết trẻ bị còi xương do thiếu Vitamin D?
Biểu hiện sớm của bệnh còi xương là trẻ hay quấy khóc, nôn trớ, ngủ không yên giấc, ra mồ hôi trộm, rụng tóc.  Giai đoạn sau, nếu không được bổ sung kịp thời trẻ sẽ có những triệu chứng rõ hơn, phần lớn liên quan đến cấu trúc bộ xương của trẻ:

- Xương sọ mềm, đầu thường bị méo hoặc bẹt (cá trê) do tư thế nằm. Thóp rộng, chậm liền, bờ thóp mềm, đầu to có bướu trán, buớu đỉnh, răng mọc chậm, lộn xộn, men răng xấu…

- Biến đổi xương lồng ngực, có chuỗi hạt sườn. Các xương chi xuất hiện vòng cổ tay, cổ chân. Các cơ nhẽo làm cho trẻ chậm biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi. Nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng như: lồng ngực biến dạng, ngực nhô ra phía trước như ngực gà, gù, vẹo cột sống, chân tay cong, chân vòng kiềng, chân chữ bát, khung chậu hẹp.

- Các biến chứng của xương làm giảm chiều cao, hạn chế chức năng hô hấp, thay đổi dáng đi và ảnh hưởng xấu đến sinh đẻ ở trẻ gái. Ngoài ra trẻ còn bị xanh xao, thiếu máu và hay bị viêm phổi tái đi tái lại.

5. Phòng bệnh thiếu vitamin D như thế nào?
Bệnh còi xương do thiếu vitamin D ở Việt Nam hoàn toàn có thể phòng được vì khí hậu nước ta quanh năm có ánh sáng mặt trời.

Phòng từ mẹ:
Các bà mẹ cần chú ý phòng bệnh cho con từ giai đoạn mang thai bằng cách thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng buổi sáng (trước 9 giờ sáng). Nếu không có điều kiện tiếp xúc với ánh nắng thì có thể bổ sung canxi trong thai kì theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ăn uống các thực phẩm giàu canxi như trứng, sữa, cua, gan, cá…

Phòng cho bé:
- Ăn uống: Cho bé bú ngay sau khi sinh càng sớm càng tốt. Nếu có điều kiện thì mẹ nên duy trì cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên. Nếu không thì nên cho bé uống sữa bổ sung, không nên cho bé ăn dặm quá sớm (trước 4 tháng).

Khi ăn dặm, vẫn cần duy trì một lượng sữa nhất định tùy theo lứa tuổi, nên cho trẻ ăn đủ chất với thực đơn đa dạng, thường xuyên cho trẻ ăn cua, cá, trứng, sữa, gan, pho mai, các loại rau xanh. Chú ý bữa ăn  luôn có dầu ăn hoặc mỡ để tăng hấp thu vitamin D.

- Tắm nắng: mẹ và bé có thể cùng nhau tắm nắng vào buổi sáng, khoảng 10-15 phút. Lưu ý khi tắm nắng bạn phải để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp lên da bé, không qua cửa kính, tắm toàn thân. Khi tắm, nhớ che mắt bé nḥư đội mũ rộng vành để ánh nắng không chiếu trực tiếp vào mắt bé.

Phương pháp tắm nắng
Nếu bé sinh vào mùa hè thì tắm nắng rất đơn giản.
Khi bé còn nhỏ: bạn chỉ cần đội cho bé một chiếc mũ rộng vành, cuốn quanh người bé bằng một chiếc khăn lớn. Chọn vị trí khuất gió và có nắng rồi mở dần dần khăn ra, trước hết là 2 chân, sau đó đến 2 tay. Khi bé đã quen với môi trường thì bạn hẵy tắm phần lưng, mông và xoay tròn đến phần bụng và ngực bé. Cứ quay vòng như vậy trong khoảng 15 phút thì bạn yên tâm là bé đã đựợc cung cấp đủ vitamin D rồi.

Với bé lớn hơn thì bạn có thể cho bé mặc một bộ quần đùi, áo sát nách, đội mũ và cho bé đi dạo chơi 15 – 20 phút buổi sáng ở nơi có nắng là ổn. Nếu vào mùa đông thì hơi khó khăn hơn vì bé rất dễ bị nhiễm lạnh. Do vậy bạn chỉ nên tắm nắng cho bé vào ngày có nắng nhiều và ở nơi khuất gió.

Khi nghi ngờ bé thiếu vitamin D thì bạn cần phải đưa bé đến gặp bác sĩ để được uống bổ sung đúng liều lượng. Bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa với điều kiện khí hậu nhiệt đới của nước ta, do vậy hãy góp phần làm giảm tỷ lệ trẻ còi xương bằng biện pháp tắm nắng rất đơn giản và hiệu quả ngày từ khi bé mới sinh ra bạn nhé.

Các tin khác

Xem tất cả bài viết thuộc mục: Chăm con đúng cách
Trang chủ     Giới thiệu     Chính sách bảo mật     Tuyên bố từ chối trách nhiệm

Copyright © 2016 Chametainang.com - Email: chametainang.com@gmail.com - Liên hệ QC. Mr. Hiền 0989343566
Chia sẻ kiến thức chăm sóc Mẹ & Bé - Chăm sóc nuôi dạy con phát triển toàn diện

khan qua tang | khan khach san | khan spa | May vest đẹp