KIẾN THỨC NUÔI DẬY CON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

›› Trang chủ
›› Mang thai
›› Chăm con
›› Dạy con
›› Gia đình
›› Giảm cân

Mang thaiThai kỳ

Gặp dấu hiệu này khi mang thai 3 tháng cuối, mẹ phải đến bệnh viện ngay

Gặp dấu hiệu này khi mang thai 3 tháng cuối, mẹ phải đến bệnh viện ngay

Cùng với cảm giác mong ngóng con chào đời thì 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bầu vẫn phải chú trọng đến những dấu hiệu bất thường của cơ thể để đảm bảo thai nhi an toàn nhất.
Khi nhận thấy những dấu hiệu này, mẹ nên đến bệnh viện hoặc gọi điện ngay cho bác sĩ sản khoa bạn đang theo khám.

Chảy máu âm đạo
Chảy máu âm đạo ồ ạt hoặc chỉ là những đốm nhỏ đều là vấn đề đáng lo ngại trong suốt thai kỳ. Hiện tượng này có thể phổ biến hơn ở 3 tháng đầu nhưng nếu xảy ra ở 3 tháng cuối thì mẹ phải lưu ý. Trong các bộ phim bạn đã từng xem thì đây được xem là một trong những dấu hiệu nguy hiểm có thể khiến mẹ mất con nhưng thực tế không phải lúc nào cũng vậy.

Để đảm bảo an toàn nhất, mẹ nên gọi điện cho bác sĩ hoặc đến ngay bệnh viện để được khám và chẩn đoán chính xác.

Sưng phù
Tăng cân là điều đương nhiên trong thai kỳ. Tăng cân đôi khi khiến mẹ có cảm giác cơ thể sưng phù, nặng nề hơn nhưng nếu mẹ bỗng nhận thấy hiện tượng sưng phù nặng đặc biệt ở quanh bàn chân, mắt cá nhân thì phải lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiền sản giật, một căn bệnh vô cùng nguy hiểm.

Tăng cân quá nhanh
Như đã nói ở trên, tăng cân là điều đương nhiên khi mang thai nhưng mẹ bầu nên kiểm soát kỹ cân nặng của mình với mức tăng vừa phải, chỉ khoảng 9-11kg tùy theo chỉ số BMI của cơ thể.

Tăng cân quá nhanh và nhiều trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản giật mà mẹ không hề nhận ra.

Ngứa da dữ dội
Mặc dù tăng cân và căng da là những nguyên nhân khiến mẹ bầu thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy trên da nhưng nếu tình trạng ngứa quá nặng nề, mẹ bầu phải đến bệnh viện kiểm tra bởi rất có thể mẹ mắc chứng ứ mật thai kỳ vô cùng nguy hiểm.

Mờ mắt, giảm tầm nhìn
Mặc dù đây là một tác dụng phụ gây phiền toái có thể có nguyên nhân từ sự thay đổi hormone trong thai kỳ nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc huyết áp cao. Khi thấy mắt mờ, giảm tầm nhìn, mẹ bầu nên liên hệ sớm với bác sĩ chuyên khoa.

Thai nhi đạp ít hoặc không chuyển động
Thai nhi có những chuyển động đầu tiên vào khoảng tuần thứ 8, 9 thai kỳ nhưng phải đến tuần thứ 16-20 mẹ bầu mới có thể cảm nhận được rõ ràng. Từ tuần thai này trở đi, nếu bất cứ khi nào mẹ không cảm nhận được những chuyển động, những cú máy thai thì cần đến bệnh viện để kiểm tra.

Trước khi đi bệnh viện, mẹ cũng có thể tự kiểm tra chuyển động của con tại nhà bằng những mẹo như uống nước lạnh, uống nước cam… Nếu đã thử hết các cách mà vẫn không thấy con chuyển động, mẹ hãy gọi bác sĩ ngay vì có thể thai nhi đang gặp nguy hiểm hoặc đã lưu thai.

Rò rỉ chất lỏng
Nước ối được bao bọc kỹ càng trong bọc ối nên không thể bị rò rỉ ra ngoài cho đến ngày mẹ lâm bồn. Tuy nhiên trong một số trường hợp mẹ bị rò rỉ nước ối hoặc vỡ ối sớm. Lúc này bà bầu cần đến bệnh viện ngay để phòng ngừa nguy cơ thai nhi bị nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm.

Đau đẻ
Đau đẻ giả là một trong những triệu chứng phổ biến nhất khi mang thai, tuy nhiên không phải mẹ bầu nào cũng phân biệt được cơn đau đẻ giả và thật. Khi gặp hiện tượng đau đẻ giả, mẹ nên bình tĩnh theo dõi.

Nếu cơn đau chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, không đều đặn và kết thúc nhanh thì có thể là cơn đau đẻ giả, còn trong trường hợp những cơn đau liên tục, đều đặn và càng ngày càng nặng nề hơn thì đó có thể là dấu hiệu mẹ đang chuyển dạ thật, phải đến bệnh viện ngay.

Các tin khác

Xem tất cả bài viết thuộc mục: Thai kỳ
Trang chủ     Giới thiệu     Chính sách bảo mật     Tuyên bố từ chối trách nhiệm

Copyright © 2016 Chametainang.com - Email: chametainang.com@gmail.com - Liên hệ QC. Mr. Hiền 0989343566
Chia sẻ kiến thức chăm sóc Mẹ & Bé - Chăm sóc nuôi dạy con phát triển toàn diện

khan qua tang | khan khach san | khan spa | May vest đẹp